Sản xuất rượu gạo Makgeolli Hàn Quốc là một hoạt động khoa học
Nhiều người cho rằng sản xuất rượu gạo makgeolli khá đơn giản vì chỉ cần gạo và men là đủ, nhưng thực tế, phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu thì mới tạo ra được một hương vị hảo hạng thực sự.
Đầu tiên, người ta dùng một loại men tự nhiên có tên là Gokja rồi sau đó thêm một loại khuẩn agrobacteria có tên Ibguk để vị rượu makgeolli thơm ngon hơn. Lý do khiến sản xuất makgeolli là một hoạt động khoa học là men được cho vào vừa đủ để giúp tăng tuổi thọ và tạo hương vị cho rượu.
Vì thế Hiệp hội các nhà sản xuất Takju của thành phố Seoul có hẳn nhà máy chuyên sản xuất men rượu, sử dụng các bình lên men điều khiển bằng máy tính hiện đại nhất. Makgeolli luôn được lên men ở 25 độ C để sau đó rượu có tuổi thọ lâu hơn. Hơn nữa, makgeolli càng để lâu, hương vị sẽ càng thơm ngon. Người ta cho rằng làm và uống makgeolli ngon nhất là vào mùa Xuân vì nhiệt độ ở mùa này rất phù hợp.
Rượu gạo makgeolli Hàn Quốc ngon thường có nhiều vị khác nhau như vị đắng, vị ngọt, vị chua và một số vị khác nữa. Đó là lý do tại sao makgeoli lại trở thành thứ đồ uống ưa thích. Nó có thể xua tan đi cơn khát của họ sau một ngày làm việc vất vả.
Viện Nghiên cứu Thực phẩm Quốc gia Hàn Quốc cho biết đã phát hiện được chất chống ung thư Farnesol trong rượu gạo lên men truyền thống Jangsoo Makgeolli của Hàn Quốc. Farnesol là một hợp chất được chứng minh có đặc tính chống khối u và chống vi khuẩn. Các phân tích cho biết lượng Farnesol trong rượu Makgeolli cao gấp 25 lần so với rượu vang và bia. Một quan chức của Viện giải thích nếu một người uống ít nhất hai lần một tuần, mỗi lần từ ba đến bốn cốc thì sẽ có khả năng chống được ung thư.
Một số hình ảnh về quy trình sản xuất rượu gạo makgeolli tại nhà máy Seoul Takju – Công ty rượu Gạo số 1 Hàn Quốc và thế giới về Makgeolli:
Rượu gạo Jangsoo Makgeolli là một trong những loại rượu gạo ngon hàng đầu của Công ty Seoul Takju Hàn Quốc có màu đục sữa, vị ngọt. Thức uống này được chế biến bằng cách cho lên men hỗn hợp cơm gạo dẻo và nước, độ cồn 6%. Hợp chất gạo và men được chưng cất qua một bộ lọc rồi chảy vào một bình đất sét.